1. Nặng ngực là gì?
Nặng ngực (tên tiếng Anh là Chest Pressure) là cảm giác đè ép ngực, thắt chặt hoặc ấn lên vùng ngực, có thể kèm theo đau hoặc không đau. Thỉnh thoảng tình trạng này còn được diễn tả như cảm giác quấn chặt băng quanh ngực hoặc một vật nặng đè lên ngực. Cảm giác áp lực đè ép lên ngực có thể xuất phát từ bất kì tình trạng bệnh lí nào ở vùng ngực, bao gồm cả các bệnh cơ thành ngực, bệnh ở thực quản, tim, phổi, dây thần kinh, khung xương sườn hoặc dây chằng. Nếu bạn bị đau kèm với nặng ngực, nó thường lan ra giữa ngực và cổ, bụng hoặc lưng.
Nặng ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nặng ngực kèm theo đau mà thay đổi theo nhịp thở hoặc lan ra sau lưng có thể là do đau kiểu màng phổi (thường do khô hay viêm ở màng bao quanh phổi) hoặc viêm cơ. Những nguyên nhân gây nặng ngực khác bao gồm cả lo lắng và những tình trạng nguy hiểm hơn như là phản ứng quá mẫn (phản ứng do dị ứng gây ra có thể đe dọa tính mạng) hoặc nhiều bệnh lí tim từ nhịp tim nhanh cho đến nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, nặng ngực có thể đi kèm theo những triệu chứng khác bao gồm cả nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, đau bụng hoặc khó thở. Nặng ngực không lý giải được nguyên nhân nên được thăm khám và tìm ra nguyên nhân bởi bác sĩ tổng quát.
2. Những biểu hiện thường đi kèm với triệu chứng nặng ngực
Nặng ngực có thể kèm theo các triệu chứng khác, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lí nền sẵn có. Các triệu chứng ảnh hưởng ngực thường có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng tim mạch
Nặng ngực có thể kèm theo những triệu chứng liên quan đến hệ thống tim mạch bao gồm:
- Đau ngực lan lên cằm hoặc lan xuống cánh tay
- CHoáng váng, cảm giác lâng lâng
- Ngất xĩu hoặc thay đổi ý thức hoặc hôn mê
- Rối loạn nhịp tim
- Nhịp tim nhanh
Các triệu chứng hô hấp
Nặng ngực có thể đi kèm các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp bao gồm:
- Đau ngực tăng khi hít thở hoặc thay đổi tư thế
- Ho hoặc thở khò khè
- Khó thở Thở nông
- Đột nhiên bị chảy nước mũi
Các triệu chứng tiêu hóa
Nặng ngực có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa bao gồm:
- Đau bungj
- Khó nuốt
- Ợ nóng ợ chua
- Buồn nôn, có thể kèm nôn hoặc không
- Sự trào ngực dịch dạ dày lên thực quản, họng hoặc miệng
- Đột ngột bị tiêu chảy
Các triệu chứng khác:
Nặng ngực có thể kèm theo các triệu chứng khác bao gồm:
- Lo lắng
- Phát ban hoặc đột nhiên bị ngứa
- Nói khó nghe
- Đột nhiên đỏ da, nóng và sưng
- Đổ mồ hôi nhiều
Những triệu chứng chỉ ra tình trạng có thể đe dọa tính mạng
Trong một số trường hợp, nặng ngực có thể là triệu chứng của tình trạng nguy kịch mà cần được xử trí cấp cứu. Bạn hãy gọi trung tâm cấp cứu ngay khi bạn hoặc người thân có những triệu chứng nguy hiểm sau:
- Đau thắt ngực
- Mơ hồ hoặc mất ý thức, thậm chí chỉ trong thời gian ngắng
- Khó thở hoặc khó nuốt
- Choáng váng
- Phát ban da hoặc đột nhiên bị ngứa
- Nhịp tim nhanh
- Đột nhiên bị sưng mặt, họng hoặc môi
- Đổ mồ hôi nhiều
3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nặng ngực
Nặng ngực có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nặng ngực kèm theo đau mà thay đổi theo nhịp thở hoặc lan ra sau lưng có thể là do đau kiểu màng phổi (thường do khô hay viêm ở màng bao quanh phổi) hoặc viêm cơ. Những nguyên nhân gây nặng ngực khác bao gồm cả lo lắng và những tình trạng nguy hiểm hơn như là phản ứng quá mẫn (phản ứng do dị ứng gây ra có thể đe dọa tính mạng) hoặc nhiều bệnh lí tim từ nhịp tim nhanh cho đến nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.
Nguyên nhân tim mạch
Nặng ngực có thể gây ra do các bệnh lý tim bao gồm:
- Đau thắt ngực (đau ngực hoặc nặng ngực do giảm tưới máu lên tim)
- Loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường)
- Nhồi máu cơ tim
Những nguyên nhân khác
Nặng ngực còn có thể do một số bệnh tiêu hóa nhất định, viêm hoặc các bệnh lí ở phổi, hoặc có thể do dị ứng và các phản ứng cơ thể liên quan đến stress bao gồm:
- Phản ứng quá mẫn (phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng)
- Lo lắng
- Viêm cơ thành ngực
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Viêm màng phổi
Những nguyên nhân nguy hiểm
Trong một vài trường hợp, nặng ngực có thể là triệu chứng của một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và cần được đưa đi cấp cứu, những tình trạng này bao gồm:
- Phản ứng dị ứng quá mẫn hay shock phản vệ
- Nhồi máu cơ tim
- Thuyên tắc phổi (tắc mạch máu ở phổi do cục máu đông)
4. Biến chứng của nặng ngực
Bởi vì nặng ngực có thể gây ra bởi tình trạng bệnh lí nguy hiểm, việc không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và tổn thương lâu dài. Một khi những nguyên nhân nền có thể được tìm ra thì bạn cần điều trị theo kế hoạch mà bác sĩ vạch sẵn cho bạn để giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như:
- Xẹp phổi (do viêm màng phổi)
- Ung thư thực quản
- Tạo sẹo thực quản
- Suy tim
- Suy hô hấp
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Khi tình trạng đau ngực kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng nặng ngực bao gồm:
- Bạn bắt đầu cảm thấy nặng ngực từ khi nào? Bao lâu?
- Bạn có cảm thấy đau ngực hoặc tim đập mạnh kèm theo nặng ngực?
- Bạn có bị mơ hồ hay mất ý thức không? Có cảm thấy lo lắng hay nói chuyện líu nhíu không?
- Bạn có khó thở hay khó nuốt không?
- Bạn có đau tăng khi thở hay thay đổi tư thế không?
- Bạn có cảm thấy bị trào ngược dịch dạ dày lên thực quản và họng không?
- Bạn có thấy triệu chứng nào khác không?
Bạn hãy gọi cấp cứu ngay khi bạn hoặc người thân đang bị nặng ngực hoặc đau ngực; lơ mơ hoặc mất ý thức, thậm chí chỉ trong vài khoảnh khắc ngắn; tim đập mạnh hoặc nhịp tim nhanh; thở nông hoặc khó thở; khó nuốt, đột ngột sưng họng, mặt và môi. Và bạn cũng cần lưu ý nếu gặp khó thở khi thay đổi tư thế hoặc triệu chứng của trào ngược dịch dạ dày lên trên thực quản, họng và miệng.